Đánh giá Phong Hóa (tuần báo)

Dưới đây là một vài nhận xét khái quát, mang tính tham khảo, của:

Với tờ báo Phong Hóa, ngay từ buổi đầu thành lập, Tự Lực văn đoàn đã biết nắm lấy một vũ khí lợi hại là tiếng cười....Dưới ngòi bút của họ, cả một xã hội gồm những ông tai to mặt lớn trong giới quan trường, học thuật, báo chí, văn chương, uy thế đến như Toàn quyền Brévié, Thống sứ Châtel, Khâm sứ Graffeuil, Hoàng đế Bảo Đại, Thượng thư Phạm Quỳnh, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, Đốc lý Virgitti, cho đến cả những nhân vật hủ lậu ở nông thôn mà biểu tượng là Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... đều bị đem ra chế giễu, bị ngòi bút châm chọc của họ làm cho điêu đứng. Bằng tiếng cười của mình, Tự Lực văn đoàn đã khéo léo hạ bệ các thần tượng phong kiến và thực dân, đưa các vị xuống đứng cùng hàng với đám chúng sinh khổ ải....Tuy cùng thời với nhóm Tự Lực cũng có khá nhiều tờ báo tìm nhiều cách gây cười cho độc giả, nhưng phải đến báo Phong Hóa thì cái cách cười hóm hỉnh thông minh của nó mới đủ hiệu lực biến một xã hội già nua lụ khụ thành một thế giới vui nhộn trẻ trung. Lần đầu tiên, báo chí giành được cho mình cái quyền trao đổi công khai mọi chuyện nghiêm trang nhất, biến nó thành những chuyện để cười, thành một sinh hoạt bình thường, hợp pháp, lành mạnh, được xã hội thừa nhận. Đó là những đóng góp chưa hề có....Vậy nên, phải nói trào phúng là đóng góp lớn lao của Tự Lực văn đoàn vào việc dân chủ hóa đời sống xã hội, một đóng góp từ trước chưa hề có và từ sau 1945 đến nay, báo chí cách mạng cũng dễ đâu đã theo kịp...[20]
  • GS. Hoàng Văn Quang:
...Khảo sát Phong Hóa chúng ta thấy một hiện tượng, thời kỳ đầu, báo quan tâm nhiều hơn đến đời sống dân nghèo; nhưng về sau những đối tượng này được phản ánh mờ nhạt dần, dành dung lượng cho giới trí thức, tiểu tư sản thành thị…Cho thấy, có sự thay đổi trong nhãn quan chính trị của những người đứng đầu tờ báo.Giọng điệu chung của Phong Hóa là hài hước, châm biếm. Có thể coi đây là tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam. Tiếng cười ở đây một mặt góp phần thay đổi lối sống lạc hậu trong xã hội, nhất là vùng nông thôn, mặt khác, nó là mũi dùi đâm thẳng vào tầng lớp thống trị, khiến kẻ thù của người nghèo đôi lúc phải chùn tay....Tuy nhiên, vì quá lạm dụng thủ pháp này mà nhiều khi tiếng cười của Phong Hóa biến thành tiếng cười sinh lý, không mang tính xã hội, cười cợt trên nỗi đau khổ của người khác, trêu chọc cả những người cùng khổ, ít học, châm biếm cả truyền thống ngàn đời của cha ông, và nguy hiểm hơn là đụng cả đến những giá trị thiêng liêng của dân tộc...[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong Hóa (tuần báo) http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/ung-ngay-nay-8... http://www.nguoi-viet.com/thuviennguoiviet/phongho... http://chimviet.free.fr/vanhoc/phamthaonguyen/ptha... http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=7466&catid=3 http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://www.vnu.edu.vn/btdhqghn/?C2002/N12964/Phong...